Chuyển đổi số trong sản xuất đề cập đến việc tăng cường các quy trình sản xuất, sản phẩm và lực lượng lao động truyền thống bằng các công nghệ kỹ thuật số như:

  • Tự động hóa và rô-bốt công nghiệp,
  • Internet vạn vật (IoT),
  • Trí thuệ nhân tạo (AI),
  • Dữ liệu lớn (Big-data),
  • Nhà máy thông minh (Smart Factory),..v.v.. 

Mục tiêu của chuyển đổi số trong sản xuất là nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tối đa hóa doanh thu.Cùng Sense tìm hiểu các công nghệ ứng dụng để thực hiện quá trình chuyển đổi số trong sản xuất:

Tự động hóa và rô-bốt công nghiệp

Trong ngành sản xuất thời đại 4.0, tự động hóa được coi là chìa khóa phát triển, chuyển phần lớn hoạt động lao động mang tính lặp lại của con người được qua cho máy móc và thiết bị.

Thực tế đã chứng minh, máy móc được lập trình có năng suất làm việc 24/24, có tính đồng bộ cao và khả năng sai sót gần như bằng 0.

Ứng dụng tự động hóa và rô-bốt công nghiệp có thể tốn kém khi đầu tư ở giai đoạn đầu, nhưng lại mang lại hiệu quả cao về lâu dài.

Điển hình, ông hoàng bán lẻ Amazon đã tiết kiệm được 2,5 tỷ USD trong khi chỉ chi ra 775 triệu USD để lắp đặt robots Kiva tại hơn 100 trung tâm phân phối của mình.

Amazon-kiva-robot

Amazon-kiva-robot

Mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things)

Internet vạn vật (IoT) đề cập đến mạng lưới các đối tượng vật lý được liên kết với nhau thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác nhằm mục đích kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau.

Các loại kết nối mạng có thể bao gồm kết nối Wi-Fi, kết nối Bluetooth và giao tiếp trường gần (NFC)2. Các thiết bị này có thể là đồ gia dụng thông thường đến các công cụ công nghiệp phức tạp. 

Một số ví dụ về thiết bị IoT khác bao gồm máy bán hàng tự động, chuyển đổi số bằng hệ thống quản lý trang trại (trồng trọt, chăn nuôi) SENSE FMS

Ứng dụng IoT vào phần mềm quản lý nông trại của Sense

Ứng dụng IoT vào phần mềm quản lý nông trại của Sense

Trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence)

Trí tuệ nhân tạo (AI) là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo được sử dụng để mô phỏng các quá trình thông minh của con người bằng máy móc. 

Trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, sản xuất, y tế, tài chính ngân hàng, nhân sự, nông nghiệp, giáo dục và thương mại điện tử, phần mềm quản trị hệ thống Sense ERP,…

Một số ví dụ về ứng dụng AI bao gồm sản xuất robot, ô tô tự lái, trợ lý thông minh, quản lý chăm sóc sức khỏe, đầu tư tài chính tự động, đại lý đặt vé du lịch ảo, giám sát mạng xã hội và chatbot GPT,..v.v..

Sense ERP với các thuật toán AI thông minh

Sense ERP với các thuật toán AI thông minh

Dữ liệu lớn (Big Data)

Big data đề cập đến các tập hợp thông tin lớn, đa dạng phát triển với tốc độ phát triển không ngừng. Nó có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, cảm biến IoT, thiết bị thông minh và máy móc.

Big data có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ công, thăm dò dầu khí, phân tích thị trường tài chính, phát hiện gian lận, nghiên cứu sức khỏe, bảo vệ môi trường,..v.v.. Một số ví dụ về ứng dụng Big data:

  • Apple đã đưa ra Apple HealthKit, CareKit và ResearchKit có thể cung cấp nguồn cấp dữ liệu theo thời gian thực cho hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân.
  • Centerfield sử dụng dữ liệu lớn để tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị của mình bằng cách phân tích hành vi và sở thích của khách hàng.
  • Dữ liệu lớn được sử dụng trong giao thông vận tải để tối ưu hóa các tuyến đường và giảm tắc nghẽn giao thông.

chuyen-doi-so-cung-sense-erp

Nhà máy thông minh (Smart Factory)

Nhà máy thông minh là một cơ sở sản xuất được kết nối và số hóa cao, dựa trên các công nghệ sản xuất thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy ( machine learning – ML) và Internet vạn vật (IoT) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí và tăng hiệu quả.

Các nhà máy thông minh mang lại nhiều lợi ích như cải thiện kiểm soát chất lượng, tăng năng suất, giảm thời gian ngừng hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn.

Chúng cũng cho phép các nhà sản xuất phản ứng nhanh hơn với nhu cầu thay đổi của khách hàng và xu hướng thị trường.

Sense thành công ứng dụng các công nghệ hiện đại như IoT, AI, Bigdata, ….. vào các hệ thống quản trị tổng thể Sense ERP, quản lý nhân sự Sense HRM, quản trị sản xuất Sense MRP, quản lý hàng tồn kho Sense WMS, quản lý quan hệ khách hàng Sense CRM,…

Sense tận tâm tư vấn cài đặt và chuyển giao công nghệ thành công tới nhiều Khách hàng Doanh Nghiệp trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm: Nhân Lực Số trong chuyển đổi số 2023 cùng Sense ERP

 

Bài viết mới nhất

  • Top 5 Ngành nghề Tăng Trưởng Nhanh trong Năm 2023
  • HRM
  • Cẩm nang chọn CRM

Leave A Comment

Related Posts

  • Top 5 Ngành nghề Tăng Trưởng Nhanh trong Năm 2023
    Xem thêm ››
  • HRM
    Xem thêm ››
  • Cẩm nang chọn CRM
    Xem thêm ››