Quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để sản xuất đạt được hiệu quả cao, MRP được xem là lựa chọn và là chìa khóa không thể thiếu trong quá trình quản lý sản xuất. Vậy MRP là gì? Lợi ích của MRP đối với doanh nghiệp sản xuất như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

MRP là gì? Lợi ích MRP

MRP là gì?

MRP là gì?

Quản lý sản xuất là hoạt động phức tạp và có ý nghĩa rất lớn để doanh nghiệp đảm bảo năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện đơn hàng, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra nó còn giúp kiểm soát chi phí, lãng phí thời gian, … và hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu làm gián đoạn sản xuất.

MRP là viết tắt của từ Manufacturing Resource Planning, quy trình hoạch định nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản MRP là phầm mềm quản trị sản xuất giúp doanh nghiệp tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị. Từ đó sắp xếp thời gian thực hiện hợp lý, kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, điều động và điều độ quá trình sản xuất,…

Vì vậy chúng ta cũng có thể hiểu MRP là một hệ thống ERP dành cho quản lý trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất.

Lợi ích của MRP

Một hệ thống MRP được xây dựng dựa trên một quy trình quản lý chặt chẽ, liên kết thông tin giữa các phòng ban chức năng với nhau. Từ Bán hàng, Kho, Sản xuất (Kế hoạch, QA QC, sản xuất, …), Mua hàng, Giao hàng,… Vì vậy, khi áp dụng hệ thống MRP vào công tác quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

MRP giúp tối ưu hóa kế hoạch sản xuất để đạt được năng suất tối đa

Hệ thống MRP giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian thực hiện sản xuất, giảm thiểu chi phí, nhân lực. Hệ thống MRP thu thập dữ liệu, dựa vào các thuật toán từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Dễ dàng điều chỉnh, điều động sản xuất khi có sự cố bất thường

Một trong những rủi ro của quản trị sản xuất đó là không/ khó phát hiện những sai sót ngay từ lúc đầu. Từ đó ngăn chặn và loại bỏ sớm, tránh gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Hệ thống MRP giúp nhà quản trị phát hiện sớm những sự cố bất thường thông qua các cảnh báo. Một số sự cố như: sản phẩm lỗi, thiếu nguyên liệu, nguy cơ trễ đơn hàng,…

MRP giúp theo dõi tình trạng sản xuất

Hệ thống MRP giúp theo dõi sát sao tiến độ, tình trạng sản xuất chất lượng nguyên liệu, chất lượng, bán thành phẩm tại từng công đoạn sản xuất. Không chỉ thiết lập quy trình sản xuất cho các sản phẩm, MRP còn thiết lập năng suất tiêu chuẩn và nhân sự cho mỗi công đoạn. Mọi dữ liệu liên quan tới quá trình sản xuất đều được tích hợp vào hệ thống. Vì vậy nhà quản trị có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất.

Theo dõi tiến độ thực hiện đơn hàng

Quá trình thực hiện đơn hàng từ lúc đặt hàng tới lúc giao hàng đều được theo dõi và kiểm soát. MRP tích hợp thông tin của nhiều bộ phận. Vì các bộ phận giao hàng, bán hàng chủ động hơn trong công việc bằng cách tham gia vào quá trình. Vì vậy tiến độ hoàn thành được đảm bảo đúng thời gian.

Đảm bảo mức tồn kho dự trữ hợp lý phục vụ sản xuất

MRP giúp tính toán nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành đơn hàng. Khi xác định nhu cầu nguyên vật liệu, để tính toán chính xác nhu cầu các thành phần thì phải loại trừ tồn kho có sẵn. Tồn kho được tính toán kỹ sao cho cân đối, không cần dự trữ quá nhiều nhưng khi cần thì phải có sẵn. MRP sẽ đưa ra cảnh báo về những hàng hóa vượt mức tồn kho tối đa/ thiếu hụt so với mức tồn kho tối thiểu để nhà quản lý xử lý.

Hạn chế lãng phí chi phí lưu kho, vận chuyển trong chuỗi cung ứng

Tồn kho quá mức tối đa hay thiếu hụt đều gây thiệt hại về chi phí cho doanh nghiệp sản xuất. MRP giúp tính toán lượng tồn kho cân đối, từ đó giúp kiểm soát hạn sử dụng thành phẩm/ bán thành phẩm và hạn chế hư hỏng thấp nhất có thể.

MRP giúp đánh giá năng lực sản xuất

Nhà quản lý có thể dựa vào các số liệu sản xuất để đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp ở mức độ nào. MRP sẽ đưa ra các cảnh báo khi kế hoạch sản xuất vượt quá năng lực sản xuất của nhà máy hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu… Ngoài ra, việc đánh giá năng lực sản xuất còn giúp doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực bằng cách nhận thêm đơn hàng,…

Cung cấp hệ thống báo cáo phân tích để làm cơ sở cải tiến sản xuất

Các báo cáo thống kê và đánh giá tình hình sản xuất hiện tại, ví dụ thống kê tỷ lệ nguyên nhân lỗi sản phẩm. Từ đó có phương án xử lý, khắc phục và hạn chế tình trạng lỗi xảy ra.

Hoạch định nguồn lực sản xuất cho tương lai

Dựa vào số liệu hiện tại, MRP đưa ra các dự báo cho kế hoạch sản xuất trong thời gian tương lai. Từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các chiến lược phù hợp và hiệu quả.

Ngoài ra, hệ thống MRP còn hỗ trợ nhà quản lý sản xuất ra quyết định dựa trên dữ liệu MRP. Các phòng ban dễ dàng tương tác với nhau để đảm bảo quá trình vận hành sản xuất không bị gián đoạn.

Phần mềm quản lý sản xuất MRP

Lợi ích của phần mềm MRP với doanh nghiệp sản xuất

Mặc dù phần mềm MRP có giá trị to lớn như vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể bắt tay vào triển khai MRP ngay được. Triển khai hệ thống MRP cần có sự chuẩn bị và một lộ trình áp dụng rõ ràng để hạn chế rủi ro thất bại.

Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi triển khai MRP?

Như vậy, quá trình sản xuất là một hoạt động quan trọng bậc nhất đối với doanh nghiệp. Với phần mềm quản lý sản xuất MRP, việc quản lý quá trình sản xuất sẽ giúp tối ưu nguồn lực sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí.

Bài viết mới nhất

  • Top 5 Ngành nghề Tăng Trưởng Nhanh trong Năm 2023
  • HRM
  • Cẩm nang chọn CRM

Leave A Comment

  1. Simon 05/08/2022 at 1:28 am - Reply

    Thanks

Related Posts

  • Top 5 Ngành nghề Tăng Trưởng Nhanh trong Năm 2023
    Xem thêm ››
  • HRM
    Xem thêm ››
  • Cẩm nang chọn CRM
    Xem thêm ››