BOM là viết tắt của cụm từ Bill of Materials (BOM) nghĩa là định mức nguyên vật liệu (NVL) hoặc cấu trúc sản phẩm. Đó là thông tin các hạng mục cần thiết để sản xuất/lắp ráp nên 1 sản phẩm riêng biệt.
Vai trò của BOM
- Trên thực tế, khi có BOM sẽ giúp cho bạn quản lý nguyên vật liệu một cách dễ dàng và chính xác nhất.
- BOM giúp cho người dùng tính toán được các định mức chênh lệch, từ đó sẽ dự trữ được nguyên vật liệu cho từng đơn hàng.
- Khi có BOM bạn có thể phân tích được mức độ chênh lệch giữa yếu tố năng suất, định mức thực tế.
- Riêng với việc quản lý kho, nó có vai trò liên kết với nhiều tính năng khác nhau.
Phân Loại BOM
Dựa vào mục đích sử dụng, BOM gồm 3 loại: mBOM, eBOM, sBOM.
Phân Loại | Định mức NVL kỹ thuật (eBOM) |
Định mức NVL sản xuất (mBOM) | Định mức NVL sản phẩm (sBOM) |
Đặc điểm |
Được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm áp dụng nhiều công cụ như: thiết kế máy tính CAD hay EAD,… eBOM có liên kết chặt chẽ với sản phẩm ban đầu đúng như bản vẽ. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì có rất nhiều eBOM được liên kết với nhau
|
Thể hiện tất cả các bộ phận và lắp ráp cần thiết nhằm xây dựng nên một sản phẩm hoàn chỉnh, tập trung xây dựng mối quan hệ chi tiết về thành phần
|
Liệt kê toàn bộ thành phần lắp ráp cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh, riêng biệt. Cũng chính vì thế mà nhà sản xuất có thể biết được các yếu tố như giá cả, mô tả, số lượng, đơn vị đo lường liên quan để hoạch định kế hoạch sản xuất |
Phòng ban sử dụng |
Thiết kế | Mua hàng | Sản xuất |
Mối quan hệ giữa chúng:
Dựa vào cấu trúc chia thành 2 loại: BOM đơn cấp và BOM đa cấp.
Định mức NVL đơn cấp (Single-Level BOM)
Là loại định mức liệt kê theo thứ tự các bộ phận sử dụng trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm. Cấu trúc này chỉ cho phép một cấp độ con trong các thành phần.
Định mức NVL đa cấp (Multi-Level BOM)
Là loại định mức bao gồm nhiều thành phần lắp ráp và được chia thành nhiều cấp độ khác nhau.
Tầm quan trọng của BOM
- Hoạch định nhu cầu mua hàng: BOM giúp doanh nghiệp xác định chính xác số lượng cần thiết, từ đó kết hợp với dữ liệu tồn kho để hoạch định chính xác nhu cầu mua hàng.
- Tính giá thành: BOM cho biết tất cả thành phần NVL cấu thành nên 1 sản phẩm. Do đó, cung cấp tổng hợp chính xác chi phí NVL để sản xuất nên 1 sản phẩm.
- Giảm thiểu sự lãng phí: Từ việc hoạch định đa cấp độ cho đến chi tiết vào từng thành phần vật liệu, giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn đối với mọi khâu của quy trình sản xuất, hạn chế các lãng phí.
- Cải tiến hoạch phát triển sản phẩm mới: BOM cũng có vai trò quan trọng đối với bộ phận R&D, nó giúp tối ưu hóa các quy trình cải tiến hay phát triển sản phẩm mới.
11 Thành phần để xây dựng BOM hiệu quả:
No. | Thành phần | Nội dung |
1 | Cấp độ |
Nên chia BOM ở nhiều cấp độ cho những sản phẩm phức tạp, cần nhiều bước thực hiện. Việc định cấp giúp doanh nghiệp giám sát được quá trình sản xuất ở từng giai đoạn, tính toán cụ thể về chi phí và thời gian thực hiện thực, để từ đó biết được cần cải tiến ở khâu nào để tối ưu hơn.
|
2 | Tên |
Tên thành phần, nguyên liệu hay sản phẩm.
|
3 | Kí hiệu |
Sử dụng các kí hiệu được đặt tên theo quy chuẩn để người dùng nhận biết nhanh chóng hơn. Ví dụ: Một con vít với kí hiệu HSC0424OP – H là phần cứng, S là viết máy, C0424 là chiều dài và OP là kiểu đầu của vít.
|
4 | Nhà sản xuất |
Liệt kê tên nhà sản xuất để thống kê và kiểm soát khi xảy ra vấn đề.
|
5 | Giai đoạn thực hiện |
Việc chia loại các bước thực hiện sẽ giúp người đọc biết được công việc đang diễn ra như thế nào. Có thể chia theo các giai đoạn như: đang thiết kế, đang sản xuất, đang chuyển kho,…. Có thể sử dụng các yếu tố màu sắc để có cái nhìn trực quan hơn.
|
6 | Bộ phận thay thế |
Trong trường hợp bộ phận này chưa thể có thì sẽ cần phương án dự phòng phù hợp. Điều này cần được tính toán trước để ứng phó cho mọi tình huống.
|
7 | Phân tích Ưu tiên |
Cần xác định được cái nào là quan trọng nhất và giúp người dùng ưu tiên hơn. Ví dụ, đối với bộ phận thu mua sẽ luôn ưu tiên cho các thành phần có giá trị cao hơn hoặc thời gian giao hàng lâu hơn.
|
8 | Mô tả |
Là mô tả chi tiết về các thành phần. Điều này giúp người đọc phân biệt trong trường hợp những thành phần tương đồng. Sự khác nhau sẽ được ghi nhận bằng màu sắc, kích thước, chất liệu,…
|
9 | Số lượng và đơn vị tính |
Điều này cho biết số lượng mỗi thành phần chi tiết, đơn vị tính cụ thể (cái, kg, m3,…).
|
10 | Dữ liệu Tồn kho/Mua hàng |
Thể hiện số liệu tồn kho thực tế, hoặc số liệu đã đặt mua. Thường dùng các kí tự hoặc màu sắc để biểu thị tính chất. Ví dụ phân biệt trạng thái hàng đang chờ sản xuất, đang trên đường về (đã mua hàng), …..
|
11 | Nhận xét và ghi chú |
Để ghi lại những thay đổi bất ngờ khi thực hiện, phần này có thể đính kèm hình ảnh và sơ đồ.
|
Xây dựng Định mức NVL hiệu quả là một phần lợi ích trên ứng dụng BOM trên Sense MRP, Sense ERP, Sense MES. Với đầy đủ các chức năng cần thiết, để doanh nghiệp quản lý và vận hành sản xuất hiệu quả.
Xem thêm: