Trong những năm gần đây, thuật ngữ ERP đã trở nên quen thuộc với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp phần mềm ERP trong nước hay ngoài nước là điều khiến nhiều doanh nghiệp phải băn khoăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để lựa chọn phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam có một số phần mềm ERP nước ngoài như SAP, Oracle. Các phần mềm này được tư vấn, triển khai bởi một đối tác tại Việt Nam. Mặc dù phần mềm nước ngoài đã phát triển mạnh mẽ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn nó.
Khi đánh giá, lựa chọn giữa giải pháp phần mềm ERP ngoại và trong nước, doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về các hệ thống này. Ngoài ra phải nắm rõ nguồn lực thực tại của doanh nghiệp mình có phù hợp để vận hành hay không.
Sau đây, Sense chia sẻ một số so sánh và đánh giá để quý doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn giải pháp ERP nước ngoài hay trong nước.
Chi phí khi triển khai hệ thống ERP ngoài nước và trong nước
Đối với ERP nước ngoài, doanh nghiệp cần đầu tư một khoản tài chính khá đắt đỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải có kế hoạch dự trù chi phí khi có phát sinh. Ngoài những chi phí về dịch vụ tư vấn, triển khai, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền mua bản quyền cho nhà cung cấp.
Không chỉ vậy, khi có những phát sinh thay đổi về hệ thống hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ, doanh nghiệp cũng phải trả thêm những khoản chi phí khá lớn.
Hiện tại Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy chi phí triển khai ERP ngoại là một vấn đề hết sức quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong khi đó, giá cả của những giải pháp ERP trong nước lại khá thấp. Hầu như, chi phí mà doanh nghiệp chi trả là chi phí trọn gói từ tư vấn, triển khai, bản quyền, bảo hành, bảo trì,…
Có thể bạn quan tâm: Chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp
Sự phù hợp với cơ chế quản lý, pháp luật Việt Nam
Hệ thống ERP ngoại được xây dựng theo những quy chuẩn của quốc tế, mang tính chính xác cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam một số dữ liệu doanh nghiệp phải được quản lý theo quy định của pháp luật. Một vài ví dụ điển hình nhất là Hệ thống kế toán, Luật lao động,…
Chính vì vậy mà hệ thống ERP ngoại lại không tương thích với một số quy định của Luật kế toán, Luật lao động Việt Nam…
Trong khi đó, các giải pháp nội địa lại dễ dàng cập nhật và hiệu chỉnh theo những thay đổi của quy định pháp luật.
Sự linh động của hệ thống ERP trong và ngoài nước
Những hệ thống ERP nước ngoài được phát triển qua nhiều năm, áp dụng cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Do đó, hệ thống ERP nước ngoài đảm bảo đầy đủ các tính năng, chức năng quản trị để phục vụ cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để vận hành hệ thống này, doanh nghiệp phải chuẩn hóa quy trình vận hành tổ chức theo hệ thống. Nhân sự sử dụng hệ thống phải có trình độ nghiệp vụ và tin học rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp nước ngoài.
Hơn nữa, ERP ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu như sau khi triển khai, doanh nghiệp không thể khai thác hiệu quả thì sẽ lãng phí tài chính, nhân lực và thời gian. Và đây cũng là hiện trạng mà một số doanh nghiệp Việt gặp phải sau khi triển khai hệ thống ERP nước ngoài.
ERP trong nước hiện tại chưa có sự phát triển toàn diện, chuyên sâu như ERP ngoại. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự phát triển về công nghệ, ERP trong nước đã dần hoàn thiện, phát triển hơn về chiều sâu. ERP trong nước có thể đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, các nhà cung cấp trong nước có lợi thế là sự am hiểu về luật, văn hóa tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấu hiểu thói quen sử dụng, quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy ERP trong nước dễ dàng đáp ứng nhu cầu và hiệu chỉnh theo những quả lý đặc thù riêng của tổ chức. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án triển khai hệ thống.
Dịch vụ triển khai ERP
Các phần mềm ERP nước ngoài phải thông qua một số tổ chức tại Việt Nam làm đối tác triển khai hệ thống. Do đó, quy trình triển khai, thay đổi hệ thống để phù hợp với doanh nghiệp thường rất khó khăn hoặc mất nhiều thời gian. Thậm chí nhà cung cấp có thể không đồng ý thay đổi.
Trong khi đó, nhà cung cấp trong nước trực tiếp làm chủ về công nghệ nên dễ dàng thống nhất với doanh nghiệp. Việc hiệu chỉnh theo những yêu cầu riêng của doanh nghiệp là điều dễ dàng.
Ví dụ, Sense ERP với thiết kế cấu hình linh hoạt nên dễ dàng thay đổi theo đặc thù quản lý riêng của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tự hiệu chỉnh một cách đơn giản tùy theo nhu cầu thực tế của tổ chức. Đội ngũ triển khai hệ thống Sense ERP sẽ hỗ trợ trong và cả sau khi hoàn thành dự án cho tới khi khách hàng hài lòng.
Hi vọng qua bài viết trên, quý doanh nghiệp đã có cơ sở để đưa ra lựa chọn hệ thống ERP cho tổ chức của mình. Tùy thuộc vào ngân sách, nhu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình nhà cung cấp ERP nước ngoài hay trong nước.